Trong các kỹ năng kinh doanh, bên cạnh các kỹ năng thuyết phục, tái ngoại giao, thương thảo thì kỹ năng đàm phán cũng không kém phần quan trọng. Vậy đàm phán là gì? Những kỹ năng để trở thành một nhà đàm phán giỏi trong kinh doanh là gì? Để giải đáp và hiểu rõ hơn các thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Hình 1. Lớp kỹ năng đàm phán hiệu quả - BIDV Mỹ Đình – T9/2020
ĐÀM PHÁN LÀ GÌ?
Đàm phán là quá trình mà hai hay nhiều bên cùng trao đổi, thảo luận để cùng đạt được những thỏa thuận thống nhất. Quá trình đàm phán có khi là giải quyết mâu thuẫn hoặc cùng những mối quan tâm chung cần giải quyết.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng thường đàm phán. Ví dụ như việc đi chợ trả giá các mặt hàng với người bán cũng là một quá trình đàm phán. Vì thế, đàm phán vẫn luôn xảy ra xung quanh chung ta, đừng nghĩ rằng đàm phán chỉ dành cho giám đốc công ty hay các nguyên thủ quốc gia, chủ yếu là dựa vào quy mô của đàm phán đó như thế nào.
Hình 2. Lớp Kỹ năng đàm phán hiệu quả - BIDV Mỹ Đình – T9/2020
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN
- Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
- Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
- Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
- Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
- Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
- Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
- Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn.
- Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
- Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
Hình 3. Lớp Kỹ năng đàm phán hiệu quả – BIDV Mỹ Đình – T9/2020
NGHỆ THUẬT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG ĐÀM PHÁN
Phân tích vấn đề
Để đàm phán hiệu quả bạn cần phân tích vấn đề để xác định quyền lợi của mỗi bên trong quá trình đàm phán. Việc phân tích vấn đề chi tiết giúp bạn xác định các vấn đề hiện có, vấn đề của các bên liên quan và các mục tiêu mong muốn cuối cùng. Ví dụ, trong một thỏa thuận về hợp đồng lao động, vấn đề thường được thương lượng là tiền lương hoặc trợ cấp. Khi đó, bạn nên xác định vấn đề mong muốn ở cả hai bên để có thể tìm ra một mức lương phù hợp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Có sự chuẩn bị kỹ càng
Quá trình chuẩn bị bao gồm việc xác định mục tiêu, các khu vực có thể thương thảo và những phương án thay thế. Thêm vào đó, những người tham gia buổi đàm phán cần quan tâm về mối quan hệ giữa hai bên và xem lại những thảo luận trước đó để tìm những điểm có thể thảo luận thêm và có được mục tiêu hướng tới lần này. Những nội dung đã thống nhất trước đó sẽ là nền tảng để quá trình này diễn ra tốt đẹp.
Tích cực lắng nghe
Thành công lớn trong các buổi đàm phán đến từ quá trình lắng nghe nhau của các bên tham gia. Điều này thực sự quan trọng vì nó giúp tìm ra giải pháp có lợi cho đôi bên trong cuộc họp. Thay vì tốn thời gian để giải thích, thể hiện quan điểm của mình, các nhà đàm phán sẽ dành nhiều thời gian lắng nghe các bên khác.
Kiểm soát cảm xúc
Người có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình sẽ chiếm ưu thế trong quá trình đàm phán. Các vấn đề gây tranh cãi trong quá trình họp có thể làm bạn cảm thấy bực bội, nhưng hãy luôn nhớ rằng việc thể hiện cảm xúc cá nhân lúc đó có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Ví dụ, đàm phán để tăng lương; nếu không đạt được mức lương như ý, việc bạn thể hiện sự thất vọng lúc này có thể gây ấn tượng không tốt với quản lý của bạn. Kỹ năng đàm phán rất quan trọng trong quá trình phấn đấu vì sự nghiệp cá nhân. Bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý khi đứng trước những lần đàm phán quan trọng như vậy.
Giao tiếp hiệu quả
Quá trình đàm phán muốn suôn sẻ thì người đàm phán phải có khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả. Sự hiểu lầm có thể xảy ra nếu bạn không thể hiện chính xác những gì bạn mong muốn. Trong một cuộc thương lượng, một nhà thương thuyết hiệu quả cần truyền tải chính xác kết quả mong muốn và bảo vệ được lập trường của mình.
Thể hiện sự hợp tác và tinh thần đồng đội
Đàm phán không nhất thiết phải là cuộc trao đổi giữa một đối tác bên ngoài mà cũng có thể diễn ra giữa các cá nhân trong cùng một bộ phận, một tổ chức. Để thành công, bạn cần có thể hiện sự hợp tác, làm việc cùng nhau như một đội và nuôi dưỡng một bầu không khí tích cực trong quá trình đàm phán. Đàm phán tốt phải dựa trên hai mặt của vấn đề để cùng nhau tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên.
Giải quyết vấn đề triệt để
Những người giải quyết vấn đề tốt, hoặc tìm thấy những giải pháp có lợi cho đôi bên thường sẽ là những người có kỹ năng đàm phán hiệu quả. Thay vì chỉ tập trung nghĩ cho mục tiêu cuối cùng của cá nhân mình, người hiểu vấn đề sẽ cố gắng giải quyết vấn đề một cách đúng hướng, tìm được hướng đi cả hai bên đều đồng thuận và có một buổi thương lượng thành công.
Có khả năng ra quyết định
Các nhà lãnh đạo là những người thường xuyên tham gia vào những cuộc đàm phán, do đó đòi hỏi họ phải có những hành động và những quyết định dứt khoát trong quá trình này. Đây là điều cần thiết để có được những thỏa hiệp nhanh chóng, đặc biệt quan trọng trong việc chấm dứt bế tắc trong những thời điểm quan trọng.
Duy trì bầu không khí tích cực
Duy trì những mối quan hệ công việc tốt với những người tham gia vào quá trình đàm phán là một việc làm thông minh và mang lại hiệu quả cao. Với sự kiên nhẫn và khả năng thuyết phục người khác, các nhà đàm phán giỏi giúp duy trì một bầu không khí tích cực. Điều này được phát huy rõ nhất là trong những cuộc đàm phán khó khăn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy việc duy trì một bầu không khí tích cực là điều vô cùng quan trọng.
Đáng tin cậy
Các tiêu chuẩn đạo đức là điều cần có ở một nhà thương thuyết hiệu quả để tạo dựng một môi trường đáng tin cậy trong buổi đàm phán. Phải có sự tin tưởng lẫn nhau thì hai bên mới có thể có được những thỏa thuận quan trọng và đảm bảo những điều đã được thống nhất đồng thời được thực hiện. Một nhà đàm phán đáng tin sẽ thực hiện lời hứa của mình sau khi kết thúc đàm phán.
Trong tháng 9 năm 2020, Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Thức Nhận Mới đã đồng hành cùng với BIDV tổ chức khóa đào tạo với chuyên đề “Kỹ năng đàm phán hiệu quả” cho các cán bộ nhân viên của BIDV Mỹ Đình diễn ra tại Hà Nội. Đây là khoá học được Thức Nhận Mới và BIDV phối hợp tổ chức nhằm mang lại những kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả cho cán bộ nhân viên của BIDV. Sau khi khoá học kết thúc, các học viên đã được trang bị thêm cho bản thân mình những công cụ, phương pháp và kỹ năng để có thể tự tin và thành công hơn trong các cuộc đàm phán giúp cho công việc của mình hiệu quả hơn. Dưới đây là một số hình ảnh tiêu biểu của khoá học:
Hình 4. Lớp Kỹ năng đàm phán hiệu quả - BIDV Mỹ Đình – T9/2020
Hình 5. Lớp Kỹ năng đàm phán hiệu quả - BIDV Mỹ Đình – T9/2020
Hình 6. Ảnh tập thể Lớp Kỹ năng đàm phán hiệu quả - BIDV Mỹ Đình – T9/2020
NGUỒN THAM KHẢO:
https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/10-dieu-can-thiet-de-phat-trien-ky-nang-dam-phan
https://ijobs.vn/news/152/cac-ky-nang-tro-thanh-mot-nguoi-dam-phan-gioi.html