Được nhận định là một quyển sách giá trị và đáng đọc với bất kỳ ai, “Thế giới phẳng” góp phần mổ xẻ cấu trúc đương đại của nền kinh tế và chính trị thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Với một vấn đề tương đối “khô khan” như thế, cuốn sách đã bộc lộ được điểm mạnh khi đưa ra nhiều luận điểm với cách dẫn dắt thuyết phục nhưng vẫn giàu hình ảnh.
Tác giả Thomas Friedman và cuốn sách Thế giới phẳng
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia tiến trình toàn cầu hóa. Nếu người trẻ hiểu được cơ hội mà mình có trong thế giới ngày nay thù sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nhận thức về con đường phát triển của đất nước và góp phần vào sự phát triển ấy. Đọc “Thế giới phẳng”, bạn sẽ nhận ra rằng thế giới đang phẳng ra. “Phẳng” ở đây đồng nghĩa với việc dỡ bỏ những rào cản về chính trị cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, giúp thế giới xích gần lại với nhau hơn.
Dù được định danh là cuốn sách nói về toàn cầu hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất nhưng cuốn sách không hề bao quát toàn cảnh toàn cầu hóa như bạn vẫn nghĩ bởi lẽ do giọng văn rất dễ đọc, gần gũi và không làm cho bạn cảm thấy quá hàn lâm. Nhiều review sách Thế giới phẳng cho thấy cuốn sách dày 818 trang này thật công phu và tỉ mỉ. toàn liên quan đến máy tính, thư điện tử, Internet, Wikipedia… nhưng nói lên được một nhãn quan mới về thế giới hiện thực. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ quốc tế, trên hết vì sự thay đổi cách tiếp cận quyền lực từ góc độ truyền thống sang góc độ mới và đa chiều, nâng tầm vóc của phương pháp luận từ kinh tế – văn hóa quốc gia lên bình diện phức tạp của thông tin toàn cầu, tích hợp đủ mọi khía cạnh của sự giao lưu toàn cầu như một mạng lưới thực sự. Thomas Friedman đã nhấn mạnh được một điều rằng, toàn cầu hóa truyền cho chúng ta sự tự tin vào tính bén nhạy và linh hoạt của một thế giới mở, bạn chỉ cần mở máy tính nối mạng, bạn có thể thay đổi cả thế giới.
Cuốn sách cho người trẻ ham học hỏi
Phần lớn các review sách Thế giới phẳng đều đánh giá từng trang viết của tác giả có thể làm say mê bất cứ người đọc trẻ ham hiểu biết nào. Thomas Friedman đã trình bày hàng loạt bằng chứng xã hội mà mình thu thập được ở mọi nơi trên thế giới, cho thấy sự dụng công của một nhà báo kỳ cựu làm việc lâu năm cho tờ New York Times trứ danh. Với cách kể những câu chuyện hứng thú và sinh động, tác giả đã giải thích rõ ràng và thuyết phục về quá trình làm phẳng thế giới bắt đầu khi nào, diễn tiến ra sao, các nhân tố nào đã làm phẳng thế giới… không gượng ép mà rất hấp dẫn.
Tác giả đã đúc kết thế kỷ 21 là thời kỳ đáng sống nhất, thú vị nhất từ trước đến nay, là thời kỳ để những con người trẻ tuổi có thể thỏa sức thể hiện ý chí, thể hiện trí tuệ của mình trên vũ đài thế giới. Mọi người đều có thể cộng tác với nhau trong những chuỗi cung toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn. Tuy nhiên, có không ít review sách Thế giới phẳng không đồng tình với luận điểm này của ông, cho rằng ông quá lạc quan nhìn vào cơ hội mà không thấy mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Điều này khiến cuốn sách vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế cao bởi lẽ gây ra nhiều tranh cãi, có tính xây dựng chứ không chỉ hoàn toàn một chiều. Cách hành văn với tinh thần báo chí cực kỳ sống động và bám sát đời sống nhờ vậy hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tác giả thể hiện ý kiến hơn.
Cuốn sách nền tảng cho thế giới mới
Rõ ràng “toàn cầu hóa” là một khái niệm mơ hồ, mang tính chất hiện tượng hơn tính chất lý thuyết, tùy theo phương pháp luận và quan điểm mà nhà nghiên cứu theo đuổi, mỗi người đưa ra luận điểm riêng. Với Thomas Friedman, ông không chủ đích đào sâu các quan niệm khác nhau để tạo nên xung đột, trái lại ông khiến người đọc tin tưởng vào sự tốt đẹp của toàn cầu hóa, của quá trình kết nối, để thấy thêm bộ mặt muôn vẻ thống nhất và đầy mâu thuẫn, đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất trong một thế giới đang trở nên phẳng ở nấc thang thế kỷ 21.
Theo trenkesach.com |